A. Những đặc thù
dân chủ trong một xã hội dân sự
Trịnh Hùng - "Democracy" hay dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp diễn tả
quyền lực cai trị của toàn thể công dân trong một vùng lãnh thố nhất định, ngược với “Democracy” là “Oligarchies” có
nghỉa là cai trị bởi một nhóm người tuy
nhiên chữ dân chủ không có một định nghĩa thống
nhất chung.
Theo Jim Kilcullen (http://www.humanities.mq.edu.au/Ockham/y67xa.html) thì
dân chủ thể hiện trong việc điều hành công việc bởi một hội đồng mà mọi công
dân đều là thành viên thông qua đa số phiếu.
Nhưng theo Andrew Heywood (Palgrave Macmillan, Political Ideologies: An
Introduction, Third edition, 2003, p.330) dân
chủ là quyền cai trị của mọi công dân thông qua việc tham gia và điều hành
các dự án công cộng dưới nhiều hình thức...
Nước Úc với chế độ dân chủ đại nghị
trong đó cử tri bầu trực tiếp các dân biểu và nghị sĩ ở cả hai hạ và thượng
viện đại diện cho mỗi cá nhân và cho từng tiểu bang đồng thời mang nét Quân chủ lập hiến vì Nữ hoàng Elizabeth II của
Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc.
Hệ
thống tố chức nhà nước là sự pha trộn giữa hai hệ thống nhà nước Westminter của
vưong quốc Anh và các quốc gia vùng bắc mỹ. Dân biểu, nghị sĩ hai viện được bầu
cử trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu giống như Hoa Kỳ trong khi dân biểu,
nghị sĩ bên vương quốc Anh, một số được chỉ định. Hiến pháp Úc, Chương I và II trao
quyền hành pháp và lập pháp cho Nữ
hoàng, Chính phủ và Quốc hội trong khi không trao cho Nữ hoàng quyền tư
pháp. Nữ hoàng bổ nhiệm vị Tổng toàn quyền, theo đề nghị của
chính phủ Úc, làm đại diện có tính cách nghi lễ để
thực thi quyền hiến định . Sự pha trộn này tạo
thành nét đặc thù riêng biệt mang tính Úc
Nền dân chủ Úc được xây dựng trên những giá
trị cơ bản như quyền con người, quyền tự do ứng cử và
bầu cử, quyền tham gia đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự, quyền
tự do tư tưởng và diễn đạt, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước
pháp luật giữa công dân với nhau và giữa công dân với các tổ chức nhà nước
Tối cao pháp viện Úc được thành
lập năm 1901 theo điều 71 HP Úc, với
thẩm quyền diễn giải và áp dụng luật
pháp, quyết dịnh tính hợp hiến của những đạo luật được chính phủ ban hành
nếu có sự tranh tụng về tính vi hiến.
Trong xã hội Úc, quyền con người được
tôn trọng. Nước Úc đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra những chuẩn mực
về quyền con người trong Công ước Quốc tế năm 1948 của Liên Hiệp Quốc và
là thành viên soạn thảo sáu công ước quốc tế về quyền con người.
Một trong những nguyên lý căn
bản trong nền dân chủ Úc là một chính phủ trách nhiệm (Responsible
Government) theo đó thủ tướng và các bộ trưởng phải trả lời chất vất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội chứ không phải trước Nữ
hoàng về mọi hoạt động điều hành đất
nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và
hoạt động trong lĩnh vực phụ trách.
Nguyên lý thứ hai xác định quyền lực
của Quốc hội (Parliamentary Sovereignty) là tối thượng bao trùm
trên mọi hoạt động của hệ thống nhà nước và xã hội gồm cả hành pháp lẫn tư
pháp. Nó có quyền sửa đổi hay hủy bỏ những đạo luật đã được ban hành và không
bị ràng buộc bởi luật thành văn hay án lệ. Không một ai được phép làm luật cũng
như từ chối chấp hành luật do Quốc hội làm ra. Quốc
hội chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân hay cử tri cúa một vùng lãnh thổ đặc thù.
Nguyên lý thứ ba thiết lập một hệ thống tòa án liên bang và
tiểu bang (Judicature) độc lập với hành pháp và lập pháp. Phán
quyết của tòa án có tính ràng buộc đối với chính quyền và Quốc hội. Mọi
người đều bình đằng trước pháp luật, được quyền có luật sư đại diện, được
coi là vô tội trước khi án lệnh được công bố...
Đặc trưng của nền dân chủ Úc là một chính phủ theo học
thuyết trách nhiệm với quyền lực tối thượng thuộc về Quốc hội,
trong đó tam quyền phân lập được quy định
thật rõ ràng trong HP 1901 (HP Úc được ban hành năm 1901 bằng một đạo
luật của quốc hội Anh) gồm 8 chương và 128 điều.
Học thuyết tam quyền phân lập biểu hiện
ở chỗ một khi một đạo luật được thông qua, cả hành pháp lẫn tư pháp đều bị ràng
buộc bởi những phán quyết của Tối cao pháp viện về ý nghĩa và sự áp dụng nó
trong đời sống xã hội.
Chg 1 gồm 60 điều
nói về cơ cấu tổ chức quyền lực của Quốc hội liên bang và tiểu bang
Chg 2 gồm 10 điều
nói về sự thành lập và điều hành của Chính phủ liên bang lẫn tiểu bang
Chg 3 gồm 10 điều
nói về hệ thống tổ chức tòa án và quyền hạn của Tối cao pháp viện
Chg 8 gồm 1 điều
nói về sửa đổi HP
Vì là một nền dân chủ đại nghị trong đó quyền lực thuộc về nhân dân nên
mọi sửa đổi HP phải được thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp, phổ thông và kín.
Nhằm tránh tạo sự độc quyền về
quyền lực, điều 128 quy định mọi sự thay đổi HP phải được thông qua với đa số
tuyệt đối ở lưỡng viện trước khi mang ra trưng cầu ý dân với đa số phiếu ủng hộ
của cử tri của ít nhất 4 tiểu bang và đa số phiếu của cử tri trên toàn nước Úc.
Trong hơn 200 năm kể từ ngày HP Úc ra
đời, có 44 lần trưng cầu dân ý trong 19 trường hợp, chỉ có 8 lần thành công.
Lần thay đổi gần đây nhất là vào năm 1997.
Chính
vì vậy
bất kỳ
chính đảng
nào cầm
quyền cũng
ngại ngần
khi đề nghị
tu chính HP.
Như
vậy, để nhìn nhận một nhà nước dân chủ, chúng ta phải xét xem tính đại nghị của nhà nước ấy trong một
vùng lãnh thổ đặc trưng. Những giá trị căn bản mà thể chế đó theo
đuổi cùng những nguyên lý và đặc trưng trong sự vận hành xã hội của
nó.
A. Những đặc thù
dân chủ trong một xã hội dân sự
Trịnh Hùng - "Democracy" hay dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp diễn tả
quyền lực cai trị của toàn thể công dân trong một vùng lãnh thố nhất định, ngược với “Democracy” là “Oligarchies” có
nghỉa là cai trị bởi một nhóm người tuy
nhiên chữ dân chủ không có một định nghĩa thống
nhất chung.
Theo Jim Kilcullen (http://www.humanities.mq.edu.au/Ockham/y67xa.html) thì
dân chủ thể hiện trong việc điều hành công việc bởi một hội đồng mà mọi công
dân đều là thành viên thông qua đa số phiếu.
Nhưng theo Andrew Heywood (Palgrave Macmillan, Political Ideologies: An
Introduction, Third edition, 2003, p.330) dân
chủ là quyền cai trị của mọi công dân thông qua việc tham gia và điều hành
các dự án công cộng dưới nhiều hình thức...
Nước Úc với chế độ dân chủ đại nghị
trong đó cử tri bầu trực tiếp các dân biểu và nghị sĩ ở cả hai hạ và thượng
viện đại diện cho mỗi cá nhân và cho từng tiểu bang đồng thời mang nét Quân chủ lập hiến vì Nữ hoàng Elizabeth II của
Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc.
Hệ
thống tố chức nhà nước là sự pha trộn giữa hai hệ thống nhà nước Westminter của
vưong quốc Anh và các quốc gia vùng bắc mỹ. Dân biểu, nghị sĩ hai viện được bầu
cử trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu giống như Hoa Kỳ trong khi dân biểu,
nghị sĩ bên vương quốc Anh, một số được chỉ định. Hiến pháp Úc, Chương I và II trao
quyền hành pháp và lập pháp cho Nữ
hoàng, Chính phủ và Quốc hội trong khi không trao cho Nữ hoàng quyền tư
pháp. Nữ hoàng bổ nhiệm vị Tổng toàn quyền, theo đề nghị của
chính phủ Úc, làm đại diện có tính cách nghi lễ để
thực thi quyền hiến định . Sự pha trộn này tạo
thành nét đặc thù riêng biệt mang tính Úc
Nền dân chủ Úc được xây dựng trên những giá
trị cơ bản như quyền con người, quyền tự do ứng cử và
bầu cử, quyền tham gia đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự, quyền
tự do tư tưởng và diễn đạt, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước
pháp luật giữa công dân với nhau và giữa công dân với các tổ chức nhà nước
Tối cao pháp viện Úc được thành
lập năm 1901 theo điều 71 HP Úc, với
thẩm quyền diễn giải và áp dụng luật
pháp, quyết dịnh tính hợp hiến của những đạo luật được chính phủ ban hành
nếu có sự tranh tụng về tính vi hiến.
Trong xã hội Úc, quyền con người được
tôn trọng. Nước Úc đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra những chuẩn mực
về quyền con người trong Công ước Quốc tế năm 1948 của Liên Hiệp Quốc và
là thành viên soạn thảo sáu công ước quốc tế về quyền con người.
Một trong những nguyên lý căn
bản trong nền dân chủ Úc là một chính phủ trách nhiệm (Responsible
Government) theo đó thủ tướng và các bộ trưởng phải trả lời chất vất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội chứ không phải trước Nữ
hoàng về mọi hoạt động điều hành đất
nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và
hoạt động trong lĩnh vực phụ trách.
Nguyên lý thứ hai xác định quyền lực
của Quốc hội (Parliamentary Sovereignty) là tối thượng bao trùm
trên mọi hoạt động của hệ thống nhà nước và xã hội gồm cả hành pháp lẫn tư
pháp. Nó có quyền sửa đổi hay hủy bỏ những đạo luật đã được ban hành và không
bị ràng buộc bởi luật thành văn hay án lệ. Không một ai được phép làm luật cũng
như từ chối chấp hành luật do Quốc hội làm ra. Quốc
hội chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân hay cử tri cúa một vùng lãnh thổ đặc thù.
Nguyên lý thứ ba thiết lập một hệ thống tòa án liên bang và
tiểu bang (Judicature) độc lập với hành pháp và lập pháp. Phán
quyết của tòa án có tính ràng buộc đối với chính quyền và Quốc hội. Mọi
người đều bình đằng trước pháp luật, được quyền có luật sư đại diện, được
coi là vô tội trước khi án lệnh được công bố...
Đặc trưng của nền dân chủ Úc là một chính phủ theo học
thuyết trách nhiệm với quyền lực tối thượng thuộc về Quốc hội,
trong đó tam quyền phân lập được quy định
thật rõ ràng trong HP 1901 (HP Úc được ban hành năm 1901 bằng một đạo
luật của quốc hội Anh) gồm 8 chương và 128 điều.
Học thuyết tam quyền phân lập biểu hiện
ở chỗ một khi một đạo luật được thông qua, cả hành pháp lẫn tư pháp đều bị ràng
buộc bởi những phán quyết của Tối cao pháp viện về ý nghĩa và sự áp dụng nó
trong đời sống xã hội.
Chg 1 gồm 60 điều
nói về cơ cấu tổ chức quyền lực của Quốc hội liên bang và tiểu bang
Chg 2 gồm 10 điều
nói về sự thành lập và điều hành của Chính phủ liên bang lẫn tiểu bang
Chg 3 gồm 10 điều
nói về hệ thống tổ chức tòa án và quyền hạn của Tối cao pháp viện
Chg 8 gồm 1 điều
nói về sửa đổi HP
Vì là một nền dân chủ đại nghị trong đó quyền lực thuộc về nhân dân nên
mọi sửa đổi HP phải được thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp, phổ thông và kín.
Nhằm tránh tạo sự độc quyền về
quyền lực, điều 128 quy định mọi sự thay đổi HP phải được thông qua với đa số
tuyệt đối ở lưỡng viện trước khi mang ra trưng cầu ý dân với đa số phiếu ủng hộ
của cử tri của ít nhất 4 tiểu bang và đa số phiếu của cử tri trên toàn nước Úc.
Trong hơn 200 năm kể từ ngày HP Úc ra
đời, có 44 lần trưng cầu dân ý trong 19 trường hợp, chỉ có 8 lần thành công.
Lần thay đổi gần đây nhất là vào năm 1997.
Chính
vì vậy
bất kỳ
chính đảng
nào cầm
quyền cũng
ngại ngần
khi đề nghị
tu chính HP.
Như
vậy, để nhìn nhận một nhà nước dân chủ, chúng ta phải xét xem tính đại nghị của nhà nước ấy trong một
vùng lãnh thổ đặc trưng. Những giá trị căn bản mà thể chế đó theo
đuổi cùng những nguyên lý và đặc trưng trong sự vận hành xã hội của
nó.
Trịnh Hùng - "Democracy" hay dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp diễn tả
quyền lực cai trị của toàn thể công dân trong một vùng lãnh thố nhất định, ngược với “Democracy” là “Oligarchies” có
nghỉa là cai trị bởi một nhóm người tuy
nhiên chữ dân chủ không có một định nghĩa thống
nhất chung.
Theo Jim Kilcullen (http://www.humanities.mq.edu.au/Ockham/y67xa.html) thì
dân chủ thể hiện trong việc điều hành công việc bởi một hội đồng mà mọi công
dân đều là thành viên thông qua đa số phiếu.
Nhưng theo Andrew Heywood (Palgrave Macmillan, Political Ideologies: An
Introduction, Third edition, 2003, p.330) dân
chủ là quyền cai trị của mọi công dân thông qua việc tham gia và điều hành
các dự án công cộng dưới nhiều hình thức...
Nước Úc với chế độ dân chủ đại nghị
trong đó cử tri bầu trực tiếp các dân biểu và nghị sĩ ở cả hai hạ và thượng
viện đại diện cho mỗi cá nhân và cho từng tiểu bang đồng thời mang nét Quân chủ lập hiến vì Nữ hoàng Elizabeth II của
Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc.
Hệ
thống tố chức nhà nước là sự pha trộn giữa hai hệ thống nhà nước Westminter của
vưong quốc Anh và các quốc gia vùng bắc mỹ. Dân biểu, nghị sĩ hai viện được bầu
cử trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu giống như Hoa Kỳ trong khi dân biểu,
nghị sĩ bên vương quốc Anh, một số được chỉ định. Hiến pháp Úc, Chương I và II trao
quyền hành pháp và lập pháp cho Nữ
hoàng, Chính phủ và Quốc hội trong khi không trao cho Nữ hoàng quyền tư
pháp. Nữ hoàng bổ nhiệm vị Tổng toàn quyền, theo đề nghị của
chính phủ Úc, làm đại diện có tính cách nghi lễ để
thực thi quyền hiến định . Sự pha trộn này tạo
thành nét đặc thù riêng biệt mang tính Úc
Nền dân chủ Úc được xây dựng trên những giá
trị cơ bản như quyền con người, quyền tự do ứng cử và
bầu cử, quyền tham gia đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự, quyền
tự do tư tưởng và diễn đạt, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước
pháp luật giữa công dân với nhau và giữa công dân với các tổ chức nhà nước
Tối cao pháp viện Úc được thành
lập năm 1901 theo điều 71 HP Úc, với
thẩm quyền diễn giải và áp dụng luật
pháp, quyết dịnh tính hợp hiến của những đạo luật được chính phủ ban hành
nếu có sự tranh tụng về tính vi hiến.
Trong xã hội Úc, quyền con người được
tôn trọng. Nước Úc đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra những chuẩn mực
về quyền con người trong Công ước Quốc tế năm 1948 của Liên Hiệp Quốc và
là thành viên soạn thảo sáu công ước quốc tế về quyền con người.
Một trong những nguyên lý căn
bản trong nền dân chủ Úc là một chính phủ trách nhiệm (Responsible
Government) theo đó thủ tướng và các bộ trưởng phải trả lời chất vất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội chứ không phải trước Nữ
hoàng về mọi hoạt động điều hành đất
nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và
hoạt động trong lĩnh vực phụ trách.
Nguyên lý thứ hai xác định quyền lực
của Quốc hội (Parliamentary Sovereignty) là tối thượng bao trùm
trên mọi hoạt động của hệ thống nhà nước và xã hội gồm cả hành pháp lẫn tư
pháp. Nó có quyền sửa đổi hay hủy bỏ những đạo luật đã được ban hành và không
bị ràng buộc bởi luật thành văn hay án lệ. Không một ai được phép làm luật cũng
như từ chối chấp hành luật do Quốc hội làm ra. Quốc
hội chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân hay cử tri cúa một vùng lãnh thổ đặc thù.
Nguyên lý thứ ba thiết lập một hệ thống tòa án liên bang và
tiểu bang (Judicature) độc lập với hành pháp và lập pháp. Phán
quyết của tòa án có tính ràng buộc đối với chính quyền và Quốc hội. Mọi
người đều bình đằng trước pháp luật, được quyền có luật sư đại diện, được
coi là vô tội trước khi án lệnh được công bố...
Đặc trưng của nền dân chủ Úc là một chính phủ theo học
thuyết trách nhiệm với quyền lực tối thượng thuộc về Quốc hội,
trong đó tam quyền phân lập được quy định
thật rõ ràng trong HP 1901 (HP Úc được ban hành năm 1901 bằng một đạo
luật của quốc hội Anh) gồm 8 chương và 128 điều.
Học thuyết tam quyền phân lập biểu hiện
ở chỗ một khi một đạo luật được thông qua, cả hành pháp lẫn tư pháp đều bị ràng
buộc bởi những phán quyết của Tối cao pháp viện về ý nghĩa và sự áp dụng nó
trong đời sống xã hội.
Chg 1 gồm 60 điều
nói về cơ cấu tổ chức quyền lực của Quốc hội liên bang và tiểu bang
Chg 2 gồm 10 điều
nói về sự thành lập và điều hành của Chính phủ liên bang lẫn tiểu bang
Chg 3 gồm 10 điều
nói về hệ thống tổ chức tòa án và quyền hạn của Tối cao pháp viện
Chg 8 gồm 1 điều
nói về sửa đổi HP
Vì là một nền dân chủ đại nghị trong đó quyền lực thuộc về nhân dân nên
mọi sửa đổi HP phải được thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp, phổ thông và kín.
Nhằm tránh tạo sự độc quyền về
quyền lực, điều 128 quy định mọi sự thay đổi HP phải được thông qua với đa số
tuyệt đối ở lưỡng viện trước khi mang ra trưng cầu ý dân với đa số phiếu ủng hộ
của cử tri của ít nhất 4 tiểu bang và đa số phiếu của cử tri trên toàn nước Úc.
Trong hơn 200 năm kể từ ngày HP Úc ra
đời, có 44 lần trưng cầu dân ý trong 19 trường hợp, chỉ có 8 lần thành công.
Lần thay đổi gần đây nhất là vào năm 1997.
Chính
vì vậy
bất kỳ
chính đảng
nào cầm
quyền cũng
ngại ngần
khi đề nghị
tu chính HP.
Như
vậy, để nhìn nhận một nhà nước dân chủ, chúng ta phải xét xem tính đại nghị của nhà nước ấy trong một
vùng lãnh thổ đặc trưng. Những giá trị căn bản mà thể chế đó theo
đuổi cùng những nguyên lý và đặc trưng trong sự vận hành xã hội của
nó.