28 tháng 3 2013

DÂN CHỦ TRONG HIẾN PHÁP PHẦN 1

A. Những đặc thù dân chủ trong một xã hội dân sự 

Trịnh Hùng - "Democracy" hay dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp diễn tả quyền lực cai trị của toàn thể công dân trong một vùng lãnh thố nhất định, ngược với “Democracy” là “Oligarchies” có nghỉa là cai trị bởi một nhóm người  tuy nhiên chữ dân chủ không có một định nghĩa thống nhất chung.

Theo Jim Kilcullen (http://www.humanities.mq.edu.au/Ockham/y67xa.html) thì dân chủ thể hiện trong việc điều hành công việc bởi một hội đồng mà mọi công dân đều là thành viên thông qua đa số phiếu.

Nhưng theo Andrew Heywood (Palgrave Macmillan, Political Ideologies: An Introduction, Third edition, 2003, p.330) dân chủ là quyền cai trị của mọi công dân thông qua việc tham gia và điều hành các dự án công cộng dưới nhiều hình thức...

Nước Úc với chế độ dân chủ đại nghị trong đó cử tri bầu trực tiếp các dân biểu và nghị sĩ ở cả hai hạ và thượng viện đại diện cho mỗi cá nhân  cho từng tiểu bang đồng thời mang nét Quân chủ lập hiến vì Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh cũng là Nữ hoàng của Úc. 

Hệ thống tố chức nhà nước là sự pha trộn giữa hai hệ thống nhà nước Westminter của vưong quốc Anh và các quốc gia vùng bắc mỹ. Dân biểu, nghị sĩ hai viện được bầu cử trực tiếp thông qua phổ thông đầu phiếu giống như Hoa Kỳ trong khi dân biểu, nghị sĩ bên vương quốc Anh, một số được chỉ định. Hiến pháp Úc, Chương I và II trao quyền hành pháp và lập pháp cho Nữ hoàng, Chính phủ và Quốc hội trong khi không trao cho Nữ hoàng quyền tư pháp. Nữ hoàng bổ nhiệm vị Tổng toàn quyền, theo đề nghị của chính phủ Úc, làm đại diện có tính cách nghi lễ để thực thi quyền hiến định . Sự pha trộn này tạo thành nét đặc thù riêng biệt mang tính Úc

Nền dân chủ Úc được xây dựng trên những giá trị cơ bản như quyền con người, quyền tự do ứng cử và bầu cử, quyền tham gia đảng phái và các tổ chức xã hội dân sự, quyền tự do tư tưởng và diễn đạt, quyền tự do tôn giáo, quyền bình đẳng trước pháp luật giữa công dân với nhau và giữa công dân với các tổ chức nhà nước

Tối cao pháp viện Úc được thành lập năm 1901 theo điều 71 HP Úc, với thẩm quyền diễn giải và áp dụng luật pháp, quyết dịnh tính hợp hiến của những đạo luật  được chính phủ ban hành nếu có sự tranh tụng về tính vi hiến. 

Trong xã hội Úc, quyền con người được tôn trọng. Nước Úc đóng một vai trò tích cực trong việc đề ra những chuẩn mực về quyền con người  trong Công ước Quốc tế năm 1948 của Liên Hiệp Quốc và là thành viên soạn thảo sáu công ước quốc tế về quyền con người.

Một trong những nguyên lý căn bản trong nền dân chủ Úc là một chính phủ trách nhiệm (Responsible Government) theo đó thủ tướng và các bộ trưởng phải trả lời chất vất và chịu trách nhiệm trước Quốc hội chứ không phải trước Nữ hoàng về mọi hoạt động điều hành đất nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hoạt động trong lĩnh vực phụ trách.

Nguyên lý thứ hai xác định quyền lực của Quốc hội (Parliamentary Sovereignty) là tối thượng bao trùm trên mọi hoạt động của hệ thống nhà nước và xã hội gồm cả hành pháp lẫn tư pháp. Nó có quyền sửa đổi hay hủy bỏ những đạo luật đã được ban hành và không bị ràng buộc bởi luật thành văn hay án lệ. Không một ai được phép làm luật cũng như từ chối chấp hành luật do Quốc hội làm ra. Quốc hội chỉ chịu trách nhiệm trước  nhân dân hay cử tri cúa một ng lãnh thổ đặc thù.

Nguyên lý thứ ba thiết lập một hệ thống tòa án liên bang và tiểu bang (Judicature) độc lập với hành pháp và lập pháp. Phán quyết của tòa án có tính ràng buộc đối với chính quyền và Quốc hội. Mọi người đều bình đằng trước pháp luật,  được quyền có luật sư đại diện, được coi là vô tội trước khi án lệnh được công bố...

Đặc trưng của nền dân chủ Úc  là  một chính phủ theo học thuyết trách nhiệm  với quyền lực tối thượng thuộc về Quốc hội, trong đó  tam quyền phân lập được quy định thật rõ ràng trong HP 1901 (HP Úc được ban hành năm 1901 bằng một đạo luật của quốc hội Anh) gồm 8 chương và 128 điều.
  
Học thuyết tam quyền phân lập biểu hiện ở chỗ một khi một đạo luật được thông qua, cả hành pháp lẫn tư pháp đều bị ràng buộc bởi những phán quyết của Tối cao pháp viện về ý nghĩa và sự áp dụng nó trong đời sống xã hội. 

Chg 1 gồm 60 điều nói về cơ cấu tổ chức quyền lực của Quốc hội liên bang và tiểu bang
Chg 2 gồm 10 điều nói về sự thành lập và điều hành của Chính phủ liên bang lẫn tiểu bang
Chg 3 gồm 10 điều nói về hệ thống tổ chức tòa án và quyền hạn của Tối cao pháp viện
Chg 8 gồm 1 điều nói về sửa đổi HP

Vì là một nền dân chủ đại nghị trong đó quyền lực thuộc về nhân dân nên mọi sửa đổi HP phải được thông qua trưng cầu dân ý trực tiếp, phổ thông và kín.

Nhằm tránh tạo sự độc quyền về quyền lực, điều 128 quy định mọi sự thay đổi HP phải được thông qua với đa số tuyệt đối ở lưỡng viện trước khi mang ra trưng cầu ý dân với đa số phiếu ủng hộ của cử tri của ít nhất 4 tiểu bang và đa số phiếu của cử tri trên toàn nước Úc.

Trong hơn 200 năm kể từ ngày HP Úc ra đời, có 44 lần trưng cầu dân ý trong 19 trường hợp, chỉ có 8 lần thành công. Lần thay đổi gần đây nhất là vào năm 1997.

Chính vì vy bt k chính đảng nào cm quyn cũng ngi ngn khi đề ngh tu chính HP.

Như vậy, để nhìn nhận một nhà nước dân chủ, chúng ta phải xét xem tính đại nghị của nhà nước ấy trong một vùng lãnh thổ đặc trưng. Những giá trị căn bản mà thể chế đó theo đuổi cùng những nguyên lý và đặc trưng trong sự vận hành xã hội của nó.

19 tháng 3 2013

SẢN PHẨM CỦA MỘT HỆ THỐNG ĐÃ LỖI THỜI!

Trịnh Hùng - Bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992 với Lời Nói Đầu được ĐCSVN dùng để tự đánh bóng, kể công, ca ngợi chính mình theo kiểu ăn mày dĩ vãng. Nó làm tiền đề để đảng csvn tự cho mình quyền bắt buộc dân tộc VN phải nghe theo và phục tùng. Nó cho phép ĐCS được quyền giảng giải cho nhân dân VN về thượng tôn pháp luật, không được làm những gì tuy Hiến Pháp tức luật mẹ cho phép nhưng luật con chưa có như luật biểu tình... hoặc ban hành những đạo luật vi hiến như luật về khiếu kiện đông người, cấm tụ tập trái phép từ năm người trở lên...

TBT NPT đã khẳng định góp ý với đảng thì phải khéo mồm giữ miệng, chỉ trong những định hướng tư tưởng đã có sẵn kẻo bị “xử lý” mà tiếc thay, thay vì những tư tưởng làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ trong đó quyền làm người và quyền công dân được tôn trọng, đảng đã định hướng bằng một chủ nghĩa không tưởng, hoang đường, chủ nghĩa bạo lực được suy tôn, thần thánh hóa cho độc tài chuyên chính trong đó dân tộc VN được đảng cho ăn bánh vẽ suốt bao năm về mọi thứ quyền mà con người ai sinh ra cũng tự nhiên mà có. 

Đảng tự cho mình quyền lãnh đạo thông qua điều 4 HP là một điều đương nhiên nên đảng cũng chẳng cần tranh thủ sự đồng hành cùng dân tộc làm gì. Xem các văn kiện trong những hội nghị BCH TW gần đây, thì thấy ngay rằng đảng xây dựng, chỉnh đốn đảng chỉ vì sự tồn vong của đảng mà thôi. Trong quan hệ bên ngoài, đảng nhẫn nhục chịu đựng, cố gắng gìn giữ môi trường hòa bình với thằng anh láu cá mười sáu chữ vàng và bốn tốt cũng chỉ vì cùng chung một ý thức hệ cộng sản, vì nỗi nhục Thành Đô chớ đảng đâu có vì dân tộc. 

Đảng nắm chặt chủ nghĩa Mác-Lênin vì đảng được quyền chuyên chính tuyệt đối với chính dân tộc mình. Nghìn năm văn hiến bị đảng rũ sạch với cảnh con tố cha, vợ tố chồng, hàng xóm rình rập tố nhau hầu lập công dâng đảng. Xã hội nhất sĩ nhì nông được thay bằng trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ. Thay vì khóc cha khóc mẹ đảng dậy khóc Sit-ta-lin bạo chúa. Thay vì đêm tiền đồn nhớ Mẹ, nhớ em thì đêm trong rừng nhớ người khác. Trong kinh tế, đảng mê mẫu tự M giá trị thặng dư nên đảng hồ hỡi diệt sạch tiểu thương ngoài bắc, cải tạo triệt để công thương nghiệp miền Nam, công hữu hóa mọi tư liệu sản xuất xây dựng nên một tầng lớp tư bản đỏ để cuối cùng đảng phải trở về cái cũ bằng khẩu hiệu ‘Đổi mới hay là chết’. 

Đảng vẫn chủ trương đất đai là sở hữu toàn dân (đ. 57 DTHP 1992), nguyên nhân trực tiếp tạo ra những khiếu kiện của dân oan, tạo ra loạn thập nhị sứ quân trên bảo dưới không nghe, nông dân đói khổ, bao năm theo đảng mà thuở ruộng cả đời mong ước vẫn không có. Đất đai phải dành cho những dự án có phần ăn chia của những nhóm lợi ích, của bầy sâu lúc nhúc chỗ nào cũng có chớ đâu phải để dành cho nông dân theo như chương trình cải cách ruộng đất đầy oan khuất của miền bắc vào những năm 1953-1956. Báo Đại Đoàn Kết ngày 09/03/2313 trong mục Thời sự – Chính tri cho biết cuộc sống của nông dân vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh cho đến thời nay vẫn quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, không có thời gian học và sử dụng internet. Một tỉnh mà chỉ có từ 20-30% hộ có cài đặt mạng thì bao giờ đất nước mới là con cá chép chớ chưa nói rồng châu á. 

Hãy xem bản Dự thảo nói gì? 

Điều 1 Bản dự thảo khẳng định CHXHCNVN là một nước dân chủ chỉ để nghe cho sướng tai chớ làm sao mà có dân chủ trong thể chế chính trị độc đảng, lấy chủ thuyết ngoại lai làm tiền đề cho sự phát triển xã hội như khẳng định trong lời nói đầu. Hiến pháp là tiếng nói chính thức của toàn dân về chế độ chính trị nhân bản, kế thừa tinh hoa văn hóa dân tộc, là lời tuyên bố đanh thép vang vọng trong cộng đồng nhân loại về bản sắc Việt Nam chớ không phải chủ thuyết Mác Lê, trong đó quyền con người là bất khả xâm phạm và tôn trọng theo như 30 điều trong Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền và Quyền công dân được thực thi đúng với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1948 của Liên Hiệp Quốc. HP là bản khế ước giữa nhân dân với nhà nước quy định những gì nhà nước được nhân dân ủy nhiệm thi hành đồng thời bảo đảm quyền lực cuối cùng phải thuộc về nhân dân mà nhà nước phải tôn trọng. Tại Việt Nam, HP phản ảnh cương lĩnh của đảng qua từng thời kỳ, mỗi khi sự tồn vong của đảng bị đe dọa, ai đó bày trò sửa đổi HP, kêu gọi nhân dân góp ý kể cả vùng cấm như vậy HP ở VN không phản ảnh ý chỉ và quyền lực của nhân dân VN 

Điều 2 Bản Dự thảo xóa bỏ đặc trưng của một nhà nước dân chủ là tam quyền phân lập. Quyền lực của nhà nước VN theo như bản Dự thảo là thống nhất, chỉ có sự phân quyền trong phe ta với nhau mà thôi. Khi khám phá ra điều gì sai trái hại nước hại nhà thì đóng cửa bảo nhau, nói nhỏ kẻo dân đen chúng biết, chúng khinh cho. Bất tài nhưng khi đảng giao, vẫn vui vẻ nhận, biểu lộ trung thành tuyệt đối với đảng vì còn đảng thì còn mình. Từ khi đổi mới, các nhóm lợi ích kết hóa với sự tha hóa của quyền lực tuyệt đối đã sản sinh ra những Vinalines và Vinashin..., dìm thêm nhiều nỗi cơ cực cho một dân tộc bất hạn. Theo Nam tước John Dalberg-Acton (1834-1902) thì “Quyền lực có xu hướng tham nhũng, mà quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” (“Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.”) 

Điều 4 Bản Dự thảo HP 1992 hủy diệt điều 2 về tính dân chủ đồng thời khẳng định quyền lực không thuộc về đại bộ phận nhân dân VN mà thuộc về một số rất nhỏ của nhóm ba triệu tự cho mình quyền lãnh đạo dân tộc. Một sự không tưởng mà lại có thể xảy ra ngay trên nước Việt. Bản Dự thảo không thể nào thể hiện nguyện vọng của nhân dân VN khi quyền lực bị tước đoạt, quyền lựa chọn đã bị biến thành trò chơi chữ.

Điều 15 Bản Dự thảo khẳng định quyền con người và quyền công dân được tôn trọng nhưng mà tôn trọng như thế nào khi chủ nghĩa Mác-Lê vẫn hiển hiện trên đầu nhân dân. Điều 88 mang hai còng số 8 vào tay nhân dân. Ngày 25/2 lời nói ‘xử lý’ của Cụ TBT chưa kịp triển khai xuống cơ sở để quán triệt thì vào ngày 27/2, CTQH kiêm CTUB sửa đổi HP, NSH dọa dẫm trên VTV1 như sau ‘Cái người đại biểu... này lợi dụng việc lấy ý kiến hiến pháp để tuyên truyền vận động nhân dân chống lại đảng, chống lại chính quyền. Cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn’. Chủ nhiệm UBPLQH Phan Trung Lý lỡ lời mời mọi người góp ý theo như điều 15 ngày 29/12 nếu là người của đảng thì thế nào cũng bị góp ý phê bình, không chừng bị kiểm điểm kỷ luật đảng khi dám nói “Nhưng một phương án không có nghĩa là không đề cập các phương án khác, mà thực chất đã so sánh, đối chiếu với các phương án khác”, ông Lý nói. “Qua lấy ý kiến nhân dân, nếu đa số đồng ý với phương án UB chọn thì giữ lại, không thì phải nghiên cứu chỉnh sửa cho phù hợp”. 

Điều 70 Bản Dự thảo đòi hỏi QĐNDVN phải trung thành với đảng, bảo vệ đảng trước hết rồi mới được trung thành với Tổ Quốc và dân tộc VN nên trong quan hệ bất bình đẳng với Trung Quốc, nhà nước VN sẵn sàng coi nhân dân là các thế lực thù địch, thẳng tay đàn áp những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên biển Đông. Để giữ vững ổn định chính trị, nhà nước VN không từ bất cứ một thủ đoạn nào để đàn áp nhân dân như trong những vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Dương Nội... giống như một trận đánh hợp đồng tác chiến cực kỳ hay, có thể viết thành sách như lời Đỗ Văn Ca, giám đốc công an TPHP khi trả lời phỏng vấn VnMedia ngày 8/1. Dựa trên một định hướng không tưởng XHCN, ĐCSVN bắt dân tộc VN phải nhún nhường chịu đựng để giữ được môi trường hòa bình đúng ý ông anh hòng bảo vệ sự tồn vong cho đảng cho dù từng tấc đất rừng, từng thước biển đảo của Tổ Quốc đang dần dần bị ông anh CNXH đích thực gặm nhấm. Khi bị bắt trung thành với ĐCSVN, QDNDVN sẽ đánh mất dần bản chất tốt đẹp vì dân, vì nước trở thành những lực lượng chỉ biết còn đảng còn mình mà thôi .

Điều 74 Bản Dự Thảo chửi điều 4 khi cho rằng QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nhưng trong thực tế phải theo cương lĩnh của BCTĐCSVN đề ra.

Điều 75 Bản Dự Thảo cho phép QH đoạt hết quyền lực của dân tộc VN khi QH tự cho mình quyền làm ra và sửa đổi HP.

Đọc qua bản Dự Thảo sửa đổi HP 1992, ai cũng thấy rõ bản Dự Thảo quả đúng là con đẻ của một hệ thống chính trị độc đảng, lỗi thời và toàn trị. Đảng dùng nó như một pháo đài che chắn cho bọn tham quan tư bản đỏ đồng thời duy trì ghế quyền lực độc đảng lỗi thời, đi ngược lại với trào lưu văn minh của thế giới.

Kiến nghị 72 thật đáng trân trọng, vì họ đã dám vượt qua ngưỡng cửa của sự sợ hãi, e ngại và những vu cáo hạ cấp. Họ đến từ mọi miền của đất nước, từ mọi nguồn gốc xuất thân, từ những bậc đại công thần một thời của chế độ đến những bậc tu hành đáng kính... chỉ với một ước vọng làm sao cho nước mạnh, dân giàu, dân chủ và văn minh. Đông đảo nhân dân từ mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt quá khứ, xu hướng chính trị và địa vị xã hội, cả trong lẫn ngoài nước đã cất lên tiếng nói của mình mạnh dạn ký tên ủng hộ bản kiến nghị 72. HĐGMVN đại diện cho trên bẩy triệu giáo dân VN cũng gần bằng 10% dân số cả nước cũng nói lên quan điếm sửa đổi HP dựa trên niềm tin và giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo trong đó con người là chủ thể quan trọng bậc nhất mà Thiên Chúa sáng tạo ra, theo đó mọi khế ước xã hội chỉ nhằm phục vụ làm cho bản thể con người ngày càng thăng tiến, phẩm giá ngày càng được tôn trọng hơn. Hoàn thiện quyền công dân và quyền con người trong một xã hội văn minh của thế giới văn minh 

Nhưng mạnh mẽ hơn hết là tiếng của những Anh Chị Em mà tuổi đời có lẽ còn rất trẻ. Họ không thách thức, khiêu khích mà họ chỉ lịch sự tuyên bố họ có quyền con người mà tạo hóa đã ban cho họ mà không một ai có thể nhân danh bất cứ điều gì để tước lấy. Họ thực thi quyền công dân tuyệt hảo qua quyền con người. 

Xin được ngả mũ kính chào và cảm phục tất cả những ai đã ký vào bản kiến nghị 72, tâm thư kêu gọi ủng hộ Bản góp ý sửa đổi Hiến Pháp của HĐGMVN và Lời Tuyên Bố của Các Công Dân Tự Do.